Kiến trúc sư phần mềm - anh là ai?

Saturday, February 7, 2009 1 phản hồi

Là dân IT hẳn mọi người không còn xa lạ với cụm từ Software Architect (SA) - ở đây tôi tạm dịch là kiến trúc sư phần mềm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được vai trò, trách nhiệm, công việc thực sự và con đường sự nghiệp của một SA. Đây là những câu hỏi mà tôi đã từng đặt ra khi bước vào những nấc thang đầu tiên của vị trí này. Tôi tự đi tìm lời giải đáp cho mình.
Microsoft Software Architect

Phân loại kiến trúc sư phần mềm

Thật ra có nhiều cách để phân loại kiến trúc sư phần mềm. Tuy nhiên, ở đây tôi sử dụng cách phân loại của Microsoft.  Đây cũng là một cách thức phân chia khá phổ biến trong ngành phần mềm hiện nay.



Tên

Mô tả
Kiến trúc sư nghiệp vụ (enterprise architect)Là cầu nối giữa chủ sở hữu sản phẩm và đội ngũ kĩ thuật. Họ  là những người có kinh nghiệm chiều sâu trong lĩnh vực mà sản phẩm đang xây dựng.
Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển yêu cầu - thiết lập viễn cảnh, bộ khung của môi trường IT trong sản phẩm.
Kiến trúc sư hạ tầng (infrastructure architect)Là người chịu trách nhiệm trong việc thiết lập, xây dựng giải pháp về cơ sở hạ tầng IT (ví dụ: mạng, các vấn đề bảo mật, thiết bị/ phương thức lưu trữ, ..) trong sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Kiến trúc sư giải pháp (solution architect)Là người chịu trách nhiệm trong việc thiết kế, xây dựng giải pháp cho những yêu cầu của sản phẩm.
Kiến trúc sư kĩ thuật (Technology-specific architect)Là người chịu trách nhiệm về một hoặc một số lĩnh vực kĩ thuật cụ thể.

Trong một số công ty hiện tại ở Việt Nam, có một vị trí gọi là Technical Architect (kiến trúc sư kĩ thuật) trong tổ chức. Vị trí này chịu trách nhiệm cho việc phân tích, đánh giá giải pháp, xây dựng kiến trúc hệ thống. Nếu ánh xạ với cách phân loại trên thì TA chính là Solution Architect.

Những tính cách cần thiết của một kiến trúc sư phần mềm giỏi

Cho dù bạn có là kiến trúc sư phần mềm nào, thì dưới đây là những tính cách bắt buộc phải có để đạt được đỉnh cao của nghề này:

1. Nhạy bén về kinh tế: mọi kiến trúc sư khi đưa ra giải pháp cho bất cứ bài toán nào cũng đều phải cân nhắc chi phí, lợi ích tương quan của doanh nghiệp. Đây là yếu tố then chốt đánh giá hiệu quả của một giải pháp.
2. Có tầm nhìn xa: khi tham gia vào một dự án, kiến trúc sư phải cân nhắc những giải pháp, công nghệ sắp xuất hiện, xem xét những thay đổi gần đây trong lĩnh vực công nghiệp đang phát triển... và làm cách nào để tận dụng tối đa giải pháp hiện tại trong tương lai.
3. Nghiên cứu kĩ thuật mới: một kiến trúc sư phải luôn luôn nghiên cứu những hướng kĩ thuật mới, từ kiến trúc IT cho đến những ứng dụng và xu hướng phát triển ứng dụng
4. Hiểu và có khả năng ứng dụng những framework,kiến trúc hệ thống, phương pháp luận trong quá trình phát triển phần mềm
6. Có thể làm việc trên những thông tin còn chưa rõ ràng.
7. Khả năng truyền đạt và giao tiếp

Làm sao để tôi có thể trở thành một kiến trúc sư phần mềm

Kiến trúc sư phần mềm là đỉnh cao của thang nghề nghiệp khi bạn chọn đi theo con đường kĩ thuật. Để trở thành một kiến trúc sư phần mềm, bạn nên theo những bước sau:
1. Định hướng rõ ràng về loại kiến trúc sư phần mềm bạn muốn trở thành
2. Xác định và xây dựng những kĩ năng cần thiết. Liên tục bổ sung kiến thức phù hợp cho loại hình kiến trúc sư mà bạn chọn
3. Không ngừng phấn đấu và khẳng định vai trò của một kiến trúc sư trong chính những dự án mà bạn đang tham gia.
4. Cố gắng rèn luyện và lấy những chứng chỉ quốc tế về kiến trúc sư kĩ thuật của những tập đoàn công nghệ lớn (Microsoft hoặc Sun). Microsoft bạn cần lấy được MCA (Microsoft Certificate Architect). Đối với Sun, bạn cần lấy được chứng chỉ: SCEA (Sun Certificate Enterprise Architect)

Con đường để trở thành một kiến trúc sư phần mềm đỉnh cao và chuyên nghiệp vẫn còn ở rất xa. Và có một điều tôi luôn tâm niệm là: dù ở bất kì ngành nghề nào, vị trí nào - việc phấn đấu để đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp cũng đều đem lại những lợi ích như nhau so với những vị trí hoặc ngành nghề khác.

Cố gắng hơn nữa!