Ngụy biện

Saturday, January 17, 2009 0 phản hồi

Hôm trước đi uống cafe, trao đổi về ngụy biện với một anh bạn. Khá thích thú. Buổi tối tình cờ mình lại đọc một bài viết liên quan. Bài viết ủng hộ tư tưởng: những thói xấu của người Việt (tư tưởng có nguồn gốc từ tác giả Vương Trí Nhàn). Cũng khá hay. Thật sự mình thích cách lý luận của tác giả bài này. Càng đọc càng bị sa đà vào lối phân tích cuốn hút khiến mình cũng thấy những gì tác giả nói là đúng.

Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ một lúc thì chợt hiểu ra một điều: tất cả những gì trong bài viết cũng là một cách ngụy biện. Vậy thì, hãy xem thử cách tôi ngụy biện để chứng minh tác giả sai:

1. Bài viết chỉ ra những gì nhóm phóng viên phỏng vấn ông Vương Trí Nhàn là sai, là ngụy biện. => Điều này không suy ra được những gì ông Vương Trí Nhàn nói là đúng (argumentum ad antiquitatem).
2. Về bản chất, khi tranh luận đúng hay sai ta cần hiểu được ý niệm (concept). Cái ý niệm ở đây là: "Thói hư tật xấu của một dân tộc". Vậy câu hỏi đặt ra là: "Có hay không thói xấu của một dân tộc".
Lý luận để chứng minh không tồn tại ý niệm này:
a. Con người là một tổng hòa các quan hệ xã hội. Việc phát triển và hình thành tính cách con người chịu sự chi phối rất lớn của hoàn cảnh xã hội. Thời gian càng dài thì mức độ chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội lên các dân tộc sẽ gần như nhau. Điều này dẫn đến mỗi dân tộc đều có những phần tử tốt và xấu. => không thể đánh đồng một tính cách xấu cho cả dân tộc.
b. Anh có thể có những con số thống kê chính xác về một thói xấu nào đó trong một quốc gia. Ví dụ: tỉ lệ nghiện rượu. Tuy nhiên điều đó không chứng minh được dân tộc đó nghiện rượu.
c. Khi nói về tính cách, người ta chỉ có thể nói đến cá nhân hoặc những quần thể xã hội nhỏ. Ví dụ: nhóm... Vì trong một tập thể nhỏ, tính cách dễ bị dung hòa và ảnh hưởng đến cả tập thể. Một lý do cơ bản nữa là dễ thống kê hơn nên dễ đưa ra kết luận đối với các dạng quần thể này. Do đó về mặt lý thuyết nghiên cứu xã hội, ý niệm tính cách đã không được áp dụng cho những quần thể xã hội lớn: quốc gia, dân tộc.
=> Vì ko tồn tại khái niệm: thói xấu của một dân tộc dẫn đến quan điểm của ông Vương Trí Nhàn sai.

Tôi đã áp dụng những hình thức ngụy biện nào trong cách lý luận ở trên thế nhỉ?

Agile và XP - đâu là điểm khác biệt?

0 phản hồi

Hôm trước đi uống cafe với anh Vinh có trao đổi về XP và Agile. Chợt nhận ra một điều là mình chưa phân biệt được 2 khái niệm này. Trước đây cũng từng đọc về XP - hiểu và cảm nhận được nó ở mức độ trung bình. Tuy nhiên sau câu hỏi đột ngột này, mình cảm giác đang bị mất căn bản trầm trọng.

Giờ mới hiểu được bản chất:
http://en.wikipedia.org/wiki/Agile_software_development
Câu trả lời: Agile là một nhóm những phương pháp luận để đạt được những nguyên lý và mục tiêu xác định. XP chỉ là một phương pháp luận cụ thể.

Có nhiều phương pháp luận trong Agile:

Tuy nhiên do XP khá nổi tiếng, nên ta nghe đến tên nó nhiều hơn những phương pháp luận còn lại. Ngoài XP, Scrum cũng là một phương pháp luận được nhắc đến nhiều trong Agile

Triết lý Ubuntu

0 phản hồi

Ubuntu là một bản phân phối của hệ điều hành Linux (mã nguồn mở) và đang được nhiều người sử dụng khá phổ biến. Sau khi tìm hiểu, tôi cảm thấy khá thích thú với ý nghĩa của cái tên này

http://en.wikipedia.org/wiki/Ubuntu_(philosophy)

Ubuntu: có nguồn gốc từ tiếng Bantu (Nam Phi). là một triết lý nhân văn thể hiện lòng trung thành và mối quan hệ giữa con người với con người.
Nghĩa khái lược của Ubuntu: nhân loại hướng về nhau.
Một cách dịch khác của Ubuntu: Lòng tin vào việc chia sẻ sẽ kết nối nhân loại

A person with Ubuntu is open and available to others, affirming of others, does not feel threatened that others are able and good, for he or she has a proper self-assurance that comes from knowing that he or she belongs in a greater whole and is diminished when others are humiliated or diminished, when others are tortured or oppressed
Một người với tinh thần Ubuntu là một người được xác nhận là mở và luôn sẵn sàng cung cấp giá trị hữu ích trong cộng đồng. Anh ta không bao giờ cảm thấy bị đe dọa bởi những gì người khác có thể làm được và có thế mạnh. Anh có lòng tin sâu sắc rằng mình thuộc về một tập thể to lớn hơn và bản thân anh sẽ bị ảnh hưởng xấu khi có một ai đó bị tổn hại.
(Đoạn trên mình chỉ dịch thoáng để mọi người có thể nắm được tinh thần cốt lõi. Có một số chỗ không sát nghĩa. Ví dụ:
available to others => luôn sẵn sàng cung cấp giá trị hữu ích trong cộng đồng.
when others are humiliated or diminished, when others are tortured or oppressed => khi có một ai đó bị tổn hại)


Triết lý Ubuntu đã trở thành một trong những nguyên tắc kim chỉ nam trong việc hình thành nền cộng hòa Nam Phi và có liên đới đến ý tưởng về giấc mơ phục hưng Châu Phi.

Không bàn thêm nhiều về những vấn đề xung quanh, nhưng tôi thực sự tin rằng:
Sự chia sẻ có thể nối kết nhân loại.

Liệu tôi có là một con người Ubuntu chăng?