Refactoring là một trong những quyển sách đáng đọc cho lập trình viên. Sách được viết và biên soạn bởi những cây đại thụ trong làng kĩ nghệ phần mềm: Martin Fowler, Kent Beck, John Brant, William Opdyke và don Roberts
"Refactoring" không phải là một quyển sách mới. Quyển mà tôi đọc được ấn hành vào năm 2002 (có ghi một dòng: Another stupid release 2002
For all the people which doesn’t have money to buy a good book - dành cho những kẻ ko có tiền mua sách :-). Có lẽ tác giả cũng khá vui tính). Trước đây tôi chỉ đọc lướt qua, chủ yếu là học chiêu. Giống như bọn giang hồ chỉ thích học lóm chiêu pháp của người khác mà không luyện qua những chiêu thức căn bản. Đến sau này có thời gian đọc lại, tôi mới thấu hiểu những tinh hoa nằm sau nội dung sách.
Một chương trình, xét cho cùng cũng chỉ là một tập những dòng mã. Do đó giá trị của một chương trình ngoài những giá trị về chức năng - kinh tế nó cung cấp cho khách hàng, còn một yếu tố quan trọng nữa là: chất lượng mã nguồn. Mã nguồn được đánh giá là tốt khi nó thỏa mãn các yếu tố:
1. Có giá trị cao về mặt kinh tế
2. Độ bao phủ test gần 100%
3. Có tính đơn giản
4. Không trùng lặp
5. Có sức biểu đạt cao.
(Trích từ phát biểu của Robert C.Martin về "thế nào là mã nguồn tốt")
Refactoring - tạm dịch là tinh chỉnh mã nguồn - là hoạt động giúp ta đạt được 3 yếu tố (3) (4) (5). Trong đó yếu tố số 5 được xem là yếu tố then chốt cần đạt được trong refactoring.
Dưới đây tôi giới thiệu tổng quan một số chương sách để giúp bạn có một góc nhìn ban đầu.
Chương 1 của quyển sách đưa ra một ví dụ đầu tiên về refactoring thông qua một đoạn mã nguồn cụ thể và áp dụng refactoring để làm cho mã nguồn trở nên dễ đọc hơn.
Chương 2 nói về những nguyên tắc của refactoring. Đây là chương chưa đựng nhiều giá trị đáng đọc. Nó trả lời giúp tôi những câu hỏi thú vị: tại sao cần refactoring? tôi phải nói với sếp điều gì khi tôi muốn refactor mã nguồn của tôi? Mối quan hệ giữa refactoring và design? Mối quan hệ giữa refactoring và hiệu suất chương trình.
Chương 3: Giúp bạn phát hiện mã xấu. Đây cũng là một chương rất quan trọng vì nó giúp bạn hình thành nên ý niệm giữa cái tốt và xấu trong mã nguồn
Chương 4: Giúp bạn ý thức về việc viết Unit test để đảm bảo mã nguồn của bạn chạy đúng. Các unit test cũng giúp bạn phát hiện sai lầm trong quá trình refactoring.
Từ chương 5 đến chương 13 là những chương dạy cho bạn chiêu pháp để tinh chỉnh mã nguồn.
Chương 14 bàn thêm về những công cụ hỗ trợ refactoring
Tôi đánh giá rất cao 4 chương đầu tiên của quyển sách. Chúng được xem là những chiêu thức căn bản và tạo nên tinh hoa của quyển sách này.
Về các chiêu thức để refactoring (HOW), tôi tạm chia chúng ra làm 4 cấp bậc:
Cấp 1: các chiêu thức sử dụng để refactor những đoạn mã nguồn nhỏ (các quy tắc đặt biến, biểu thức điều kiện, loại bỏ parameter thừa, ...)
Cấp 2: Cấp độ phương thức (method)
Cấp 3: Cấp độ class
Cấp 4: Cấp độ thuật toán và thiết kế hệ thống
Thực chất, không cần phải nhớ hết tất cả những chiêu thức trong sách. Để đọc quyển sách này một cách hiệu quả, tôi làm như sau:
- Ghi nhớ tinh thần và các ý niệm của 4 chương đầu tiên.
- Mở lại những đoạn mã nguồn cũ - tìm ra những đoạn mã xấu.
- Xác định các module cần refactor
- Viết Unit test cho những hàm mà module cung cấp ra ngoài. (vì trước đây tôi ít viết Unit test cho những đoạn mã nguồn cũ)
- Đọc tiếp các chiêu thức còn lại. Sau mỗi chương, tôi thực hành ngay trên những module tôi xác định muốn refactor.
Đó là cách mà tôi đọc và thực hành trên quyển sách này. Còn bạn?
Đọc "Refactoring" của Martin Fowler
Tuesday, January 20, 2009 Danh mục: Chia sẻ, Kĩ thuật, Sách hayPosted by Tran Dang Khoa at 6:29 AM
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Diseño e iconos por N.Design Studio | A Blogger por Blog and Web
0 phản hồi:
Post a Comment